Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang Nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV (từ ngày 5/1/2023 đến 26/8/2024)

Toàn văn phát biểu của Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang tại Hội nghị Tương lai châu Á lần thứ 28

20:06 | 25/05/2023

(Chinhphu.vn) - Trưa ngày 25/5, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang đã dự và phát biểu tại Hội nghị Tương lai châu Á lần thứ 28 tại Tokyo, Nhật Bản. Cổng TTĐT Chính phủ trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu của Phó Thủ tướng.

- Thưa Ngài Tsuyoshi Hasebe, Tổng giám đốc Tập đoàn Nikkei,

- Thưa các Nhà Lãnh đạo,      

- Thưa Quý vị,

Tôi rất vinh dự thay mặt Chính phủ Việt Nam phát biểu tại Hội nghị Tương lai châu Á lần thứ 28.

Trước hết, tôi xin chúc mừng Nhật Bản vừa tổ chức thành công Hội nghị Thượng đỉnh G7 mở rộng tại Hiroshima với nhiều kết quả quan trọng. Việc tổ chức Hội nghị Tương lai Châu Á năm nay tiếp tục khẳng định vai trò, vị thế khu vực và quốc tế ngày càng cao của Nhật Bản.

Trong bối cảnh thế giới và Châu Á tiếp tục phải đối mặt với những thách thức nan giải từ hệ lụy kéo dài của đại dịch Covid-19, quá trình phục hồi kinh tế toàn cầu chậm hơn kỳ vọng và tình hình xung đột, bất ổn địa chính trị phức tạp, thì chủ đề "Nâng tầm sức mạnh châu Á trong giải quyết các thách thức toàn cầu" không chỉ rất phù hợp mà còn là mệnh lệnh của hành động, là trách nhiệm to lớn đặt lên vai các nước Châu Á vì hòa bình, ổn định và thịnh vượng ở khu vực và trên thế giới.

Thưa Quý vị,

Chúng ta đang chứng kiến sự chuyển đổi sâu sắc với nhiều thay đổi mang tính bước ngoặt, cơ hội và thách thức đan xen, trong tình hình thế giới và khu vực. Và chúng ta cũng thấy rằng, Châu Á không thể đứng ngoài những biến chuyển của thời cuộc.

Chúng ta thấy những cơ hội lớn bắt nguồn từ cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, tiến trình chuyển đổi mô hình tăng trưởng, tái cơ cấu chuỗi cung ứng khu vực và toàn cầu diễn ra mạnh mẽ, gắn với chuyển đổi số, chuyển đổi xanh. Quá trình xây dựng các khuôn khổ, cơ chế hợp tác gắn với các tiêu chuẩn, phương thức sản xuất mới đang được thúc đẩy. Phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế số trở thành ưu tiên hàng đầu của các quốc gia.

Tuy nhiên, thách thức mà chúng ta phải đối mặt là rất lớn, khó khăn nổi lên nhiều hơn. Kinh tế toàn cầu đối mặt với "thập kỷ mất mát" do tác động của dịch bệnh, bất ổn kinh tế - tài chính và các yếu tố địa chính trị phức tạp, khó lường, tiềm ẩn nguy cơ gây bất ổn cho môi trường an ninh và phát triển toàn cầu cũng như khu vực. Nhiều nước đang phát triển có nguy cơ "lỡ nhịp" trong lộ trình thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững. Hòa bình, hợp tác là khát vọng, mục tiêu chung của nhân loại, song đang chịu tác động nghiêm trọng của cạnh tranh chiến lược, phân tách và xung đột. Các thách thức an ninh phi truyền thống gia tăng, đòi hỏi nguồn lực to lớn hơn và sự phối hợp hành động thực chất, hiệu quả hơn.

Trong bối cảnh đó, Châu Á có trách nhiệm và cần phải đóng góp quan trọng vào tiến trình khai thác hiệu quả các cơ hội, đồng thời tìm kiếm giải pháp để hóa giải những khó khăn, thách thức to lớn của thời đại.

Thưa Quý vị,

Từ lịch sử và thực tiễn hiện tại cho thấy, Châu Á hoàn toàn có khả năng gánh vác những trọng trách toàn cầu. Trong nhiều thập kỷ, nhờ những nỗ lực to lớn của các quốc gia trong khu vực, Châu Á đã vững vàng chèo lái con thuyền phát triển vượt qua không ít gian nan, sóng gió, từ khủng hoảng kinh tế, thảm họa thiên nhiên, đến các bất ổn địa chính trị. Chúng ta có thể khẳng định rằng, Châu Á hội tụ đầy đủ tiềm năng, thế mạnh và có trách nhiệm phải nâng tầm đóng góp vào việc giải quyết các thách thức của nhân loại, trở thành hình mẫu cho hoà bình, hợp tác và phát triển. Điều này thể hiện nổi bật qua một số điểm nổi bật sau:

- Châu Á là lục địa duy nhất không xảy ra xung đột quân sự trong nhiều thập kỷ nhờ những nỗ lực tăng cường đối thoại, hợp tác và xây dựng lòng tin chiến lược.  

- Châu Á là động lực then chốt thúc đẩy tăng trưởng và liên kết kinh tế toàn cầu trong nhiều thập kỷ qua. Châu Á là "trụ đỡ" của kinh tế toàn cầu trong khủng hoảng tài chính 2008 – 2009 và khủng hoảng Covid vừa qua. Trung Quốc, Ấn Độ, ASEAN là những điểm sáng tăng trưởng trong bối cảnh kinh tế toàn cầu giảm tốc. Bất chấp bức tranh còn ảm đạm của kinh tế thế giới, Châu Á được dự báo đóng góp 70% tăng trưởng toàn cầu năm 2030[1], trong đó ASEAN trở thành nền kinh tế lớn thứ tư thế giới với sức mua gần 4 nghìn tỷ USD. Châu Á cũng tiên phong hình thành các liên kết kinh tế khu vực, liên khu vực, như các hiệp định CPTPP, RCEP, FTA ASEAN với các đối tác…

- Châu Á cũng là khu vực đi đầu về đổi mới sáng tạo, tận dụng các xu hướng mới, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh. Hàn Quốc, Singapore, Nhật Bản nằm trong danh sách những nước dẫn dầu về Chỉ số Đổi mới sáng tạo Toàn cầu. Các nước ASEAN cũng tiến mạnh trong đổi mới sáng tạo, thu hút đầu tư và phát triển các ngành công nghệ cao.

Thưa Quý vị,

Mặc dù có thế mạnh và tiềm năng rất lớn, song châu Á còn rất nhiều việc phải làm để tiếp tục khẳng định chỗ đứng vững chắc và vai trò quan trọng trong cục diện thế giới đang đổi thay nhanh chóng. Các quốc gia trong châu lục cần nỗ lực vì lợi ích chung về hòa bình, ổn định và phát triển bền vững; tăng cường đoàn kết, hợp tác để nâng tầm sức mạnh của chính mình, qua đó góp phần nâng tầm sức mạnh của Châu Á, chung tay xây dựng khu vực Châu Á hòa bình, phồn vinh.

Với sự đoàn kết của các quốc gia trong khu vực vì lợi ích chung, chúng ta sẽ cùng nhau củng cố một cách vững chắc hơn những nền tảng góp phần tạo nên và nâng tầm sức mạnh Châu Á trong giải quyết các thách thức toàn cầu. Theo đó, tôi xin chia sẻ một số điểm sau:

Thứ nhất, các quốc gia châu Á cần cùng nhau chia sẻ và hiện thực hóa tầm nhìn về xây dựng hệ thống quốc tế dựa trên luật lệ, lấy Hiến chương Liên hợp quốc làm trung tâm. Càng khó khăn, chúng ta càng cần phải đoàn kết và dựa trên những chuẩn mực chung, kiên trì thúc đẩy hợp tác đa phương. Các nước Châu Á, đặc biệt là những nước lớn trong khu vực, cần vượt lên những khác biệt, tìm kiếm những mẫu số chung hợp tác, đóng góp cho hòa bình, ổn định của khu vực và trên thế giới. Vai trò, vị thế đang lên của Châu Á còn gắn liền với tiếng nói và trách nhiệm tham gia cải tổ, nâng cao hiệu quả các thể chế quản trị toàn cầu như WTO, IMF, WB… Chúng tôi đề nghị các nước Châu Á tăng cường trao đổi, phối hợp lập trường trong các vấn đề quản trị toàn cầu, ủng hộ đại diện của khu vực ứng cử vào các cơ quan, tổ chức phát triển quốc tế.

Thứ hai, Châu Á cần thúc đẩy một cách mạnh mẽ, quyết liệt hơn những nỗ lực và hành động chung trong giải quyết các thách thức toàn cầu. Bên cạnh việc phấn đấu hoàn thành các mục tiêu phát triển bền vững (SDGs), chúng ta cần tìm câu trả lời cho các thách thức toàn cầu mới, phi truyền thống như an ninh năng lượng, an ninh mạng, an ninh con người, an ninh y tế, v.v… Theo báo cáo của Liên hợp quốc, Châu Á- Thái Bình Dương có khả năng chỉ đạt 17 mục tiêu SDGs vào năm 2065, chậm hơn 30 năm so với lộ trình. Tôi đề xuất các nước Châu Á đẩy mạnh hơn nữa hợp tác trong triển khai lộ trình thực hiện SDGs, ủng hộ cách tiếp cận toàn cầu trong giải quyết các thách thức phát triển, khuyến khích sự tham gia sâu rộng hơn của doanh nghiệp trong các chương trình, dự án phát triển, tạo thuận lợi về thể chế, đẩy mạnh mô hình đối tác công-tư.  

Thứ ba, các nước trong khu vực cần hợp tác chặt chẽ và hiệu quả hơn nữa để cùng phát triển nhanh, bao trùm và bền vững; phát huy tốt những động lực tăng trưởng mới như chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, đổi mới sáng tạo. Châu Á cần tiếp tục thúc đẩy tự do hóa thương mại, đầu tư; giảm thiểu các biện pháp bảo hộ và phân biệt đối xử về thương mại, đầu tư và phân tách kinh tế; tăng cường trao đổi kinh nghiệm và biện pháp thích ứng với các tiêu chí quản trị mới như thuế tối thiểu toàn cầu, thuế các-bon, các tiêu chuẩn môi trường… Các nước phát triển hơn trong khu vực cần hỗ trợ các nước đang phát triển để nâng cao năng lực về thể chế, hạ tầng, nhân lực, chia sẻ công nghệ, mô hình quản trị, hợp tác phát triển các chuỗi cung ứng tự cường và bền vững…; phát triển kinh tế trên nền tảng lấy con người làm trung tâm, lấy những giá trị văn hóa tốt đẹp làm nền tảng, coi giải quyết khó khăn, thách thức là động lực để hợp tác cùng vươn lên mạnh mẽ hơn.

Thứ tư, việc nâng tầm sức mạnh Châu Á trong giải quyết các thách thức toàn cầu sẽ bền vững hơn khi các nước khu vực đẩy mạnh hơn nữa giao lưu nhân dân, kết nối thế hệ trẻ, thúc đẩy hợp tác trong các lĩnh vực văn hóa, giáo dục, du lịch..., hướng tới gắn kết và chia sẻ các giá trị chung, không chỉ cho hôm nay mà cả mai sau. Chúng ta có câu chuyện thành công điển hình là Chương trình Tàu thanh niên Đông Nam Á-Nhật Bản đã qua 50 năm hoạt động, góp phần tăng cường hiểu biết, học hỏi lẫn nhau giữa thế hệ trẻ, củng cố tình hữu nghị, đoàn kết và hợp tác nhiều mặt giữa các nước trong khu vực.

Thứ năm, trong giải quyết các thách thức toàn cầu, cần bảo đảm việc kiến tạo và củng cố môi trường hòa bình, ổn định là điều kiện tiên quyết cho phát triển ở châu Á và trên thế giới. Cần xác định đoàn kết, hợp tác, trách nhiệm, xây dựng lòng tin chiến lược, tôn trọng Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế, giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hoà bình là mẫu số chung gắn kết các quốc gia cùng vượt qua khó khăn, thách thức, khủng hoảng.

Theo đó, chúng tôi kêu gọi cộng đồng quốc tế và các đối tác tiếp tục ủng hộ nỗ lực của ASEAN về xây dựng khu vực Đông Nam Á hoà bình, ổn định, hợp tác và tự cường. Các bên liên quan cần thực hiện nghiêm túc Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và tiến tới đạt được Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) thực chất, hiệu quả, phù hợp với luật pháp quốc tế, nhất là Công ước Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 (UNCLOS 1982). Trong khi tìm kiếm giải pháp cơ bản, lâu dài đối với vấn đề Biển Đông, đề nghị các bên kiềm chế, không có các hành động làm phức tạp tình hình, vi phạm chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của các nước liên quan đã được UNCLOS 1982 xác lập.

Từ những nội dung trên, chúng tôi tin tưởng rằng, nếu các quốc gia chân thành hợp tác với tinh thần bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau, cùng có lợi, cùng thắng thì chắc chắn từng quốc gia sẽ mạnh lên, cả Châu Á sẽ mạnh lên, bất đồng sẽ thu hẹp, thịnh vượng sẽ gia tăng, vai trò và đóng góp của châu Á trong giải quyết các thách thức toàn cầu sẽ ngày càng quan trọng. Đây cũng là cơ sở để xây dựng một tương lai ngày càng tươi đẹp hơn cho Châu Á.

Thưa Quý vị,

Trong mọi nỗ lực nâng tầm sức mạnh của châu Á, Nhật Bản luôn đóng vai trò hết sức quan trọng.

Với tầm nhìn "phía Nam toàn cầu", Nhật Bản thể hiện vai trò dẫn dắt, đi đầu thúc đẩy các sáng kiến và là mắt xích then chốt trong cấu trúc liên kết kinh tế, các chuỗi giá trị khu vực và toàn cầu. Nhật Bản cũng là quốc gia tiên phong thúc đẩy chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, khôi phục và bảo đảm an ninh chuỗi cung ứng, tăng cường hợp tác thương mại-đầu tư và ứng phó với các thách thức phát triển.

Chúng tôi ủng hộ sáng kiến Cộng đồng phát thải bằng 0 Châu Á (AZEC) của Nhật Bản; ủng hộ cách tiếp cận của Nhật Bản về chuyển đổi năng lượng, bảo đảm cân bằng giữa giảm phát thải và an ninh năng lượng, tính tới trình độ khác biệt giữa các nước và bảo đảm tính công bằng, hợp lý, trên cơ sở thực tiễn và phù hợp với thực tiễn.

Tôi tin tưởng rằng với tầm nhìn, sự lãnh đạo sáng suốt của Thủ tướng Ki-si-đa Fư-mi-ô, Nhật Bản sẽ phát huy vai trò ngày càng lớn hơn ở khu vực và thế giới. Việt Nam ủng hộ và sẵn sàng phối hợp với Nhật Bản triển khai các sáng kiến, khuôn khổ hợp tác trên cơ sở bảo đảm hài hoà lợi ích của các bên, nhất là các các sáng kiến về bảo đảm ninh lương thực, giảm phát thải, phát triển hạ tầng chiến lược, v.v...

Thưa Quý vị,

Là thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế, Việt Nam cam kết đóng góp hết sức mình vì hòa bình, hợp tác, ổn định và phát triển thịnh vượng ở châu Á và trên thế giới.

Vượt lên những khó khăn, thách thức, với sự chung sức, đồng lòng của mọi người dân, doanh nghiệp, sự ủng hộ và hợp tác của bạn bè quốc tế, kinh tế Việt Nam đã phục hồi tích cực, được cộng đồng quốc tế đánh giá cao. (Việt Nam là một trong những quốc gia có tốc độ tăng trưởng GDP cao, năm 2022 đạt 8,02%. Quy mô GDP vượt 400 tỷ USD, đứng thứ 4 trong ASEAN. Tổng giá trị xuất nhập khẩu hàng hóa vượt 730 tỷ USD, nằm trong nhóm 30 nước, vùng lãnh thổ có giá trị xuất khẩu hàng hóa lớn nhất toàn cầu. Năm 2020, Việt Nam lần đầu tiên lọt top 20 nước thu hút nhiều vốn đầu tư FDI nhất thế giới.)

Quan điểm của chúng tôi về phát triển cho giai đoạn tới là: Thứ nhất, phát triển bao trùm, nhanh và bền vững dựa chủ yếu vào khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo; Thứ hai, phát huy tối đa giá trị con người, lấy con người là trung tâm; Thứ ba, kiên trì xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa, gắn với chủ động, tích cực hội nhập quốc tế sâu rộng, thực chất và hiệu quả. Việt Nam kiên trì thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa, là bạn tốt, là đối tác tin cậy và là thành viên tích cực, có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế.

Việt Nam ưu tiên thực hiện 3 đột phá chiến lược về hoàn thiện thể chế, phát triển nguồn nhân lực và đẩy mạnh xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ; đẩy mạnh tái cơ cấu nền kinh tế và công nghiệp hóa, hiện đại hóa dựa trên nền tảng khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo, ưu tiên các động lực tăng trưởng bền vững như kinh tế số, chuyển đổi số, tăng trưởng xanh, kinh tế tuần hoàn. Việt Nam sẽ thực hiện có trách nhiệm các cam kết về chống biến đổi khí hậu tại COP26, hướng tới mục tiêu phát thải bằng 0 vào năm 2050.

Việt Nam rất coi trọng quan hệ với các đối tác, trong đó có quan hệ đối tác chiến lược sâu rộng Việt Nam – Nhật Bản. Chúng tôi tin tưởng rằng, Việt Nam và Nhật Bản sẽ trở thành hình mẫu của quan hệ đối tác vì phát triển trên cơ sở triển khai hiệu quả các khuôn khổ, dự án hợp tác đầu tư-thương mại, khoa học công nghệ, lao động, đào tạo nguồn nhân lực, ứng phó biến đổi khí hậu, tăng trưởng xanh, ODA thế hệ mới, cơ sở hạ tầng chiến lược, bảo đảm an ninh lương thực và chuyển đổi năng lượng.

Cộng đồng doanh nghiệp Nhật Bản là động lực quan trọng thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lược sâu rộng giữa hai nước trong thời gian qua. Tôi mong muốn các doanh nghiệp Nhật Bản tiếp tục đóng góp để đưa quan hệ kinh tế - thương mại, đầu tư song phương ngày càng đi vào chiều sâu, hiệu quả và bền vững hơn. Việt Nam chủ trương thu hút, hợp tác đầu tư có chọn lọc, ưu tiên đầu tư chất lượng cao của Nhật Bản và các nước, tập trung vào các lĩnh vực công nghệ cao, đổi mới sáng tạo và nghiên cứu phát triển. Chính phủ Việt Nam cam kết tiếp tục thực hiện các giải pháp quyết liệt, toàn diện để làm cho môi trường đầu tư-kinh doanh ngày càng an toàn, minh bạch, có tính cạnh tranh cao; tạo điều kiện thuận lợi và đồng hành với các nhà đầu tư Nhật Bản cũng như các nhà đầu tư quốc tế với tinh thần cùng phát triển, bảo đảm "lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ".

Thưa các Quý vị,

Là quốc gia chịu nhiều hy sinh, mất mát để có được độc lập, tự do, hoà bình và phát triển như ngày nay, chúng tôi rất thấm thía bài học của đoàn kết và hợp tác. Việt Nam chúng tôi có câu "Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao"; người Nhật Bản quan niệm "Đoàn kết là sức mạnh, chia rẽ sẽ làm yếu mình" (Unity is strength, division is weakness)[2]. Với tinh thần đoàn kết, hợp tác, củng cố lòng tin chiến lược, với quyết tâm và trách nhiệm của các quốc gia trong khu vực, chúng ta hoàn toàn tin tưởng có thể cùng nhau nâng tầm sức mạnh của Châu Á vì một tương lai tốt đẹp cho khu vực và cho toàn nhân loại.

Xin trân trọng cảm ơn Quý vị./.


[1] 8 trong 20 nền kinh tế lớn nhất thế giới vào năm 2036

[2] 一つ一つは無力でも、まとまると強い(ひとつひとつはむりょくでも、まとまるとつよい)

Bài phát biểu
Toàn văn phát biểu của Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang tại Hội nghị Tương lai châu Á lần thứ 28 20:06 | 25/05/2023

(Chinhphu.vn) - Trưa ngày 25/5, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang đã dự và phát biểu tại Hội nghị Tương lai châu Á lần thứ 28 tại Tokyo, Nhật Bản. Cổng TTĐT Chính phủ trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu của Phó Thủ tướng.

Các nguồn khác
Tiếp tục củng cố quan hệ truyền thống tốt đẹp Việt Nam-Cuba 07:26 | 13/04/2024

(Chinhphu.vn) - Theo Đại sứ Lê Quang Long, Việt Nam và Cuba duy trì quan hệ hợp tác chặt chẽ và ủng hộ lẫn nhau tại các tổ chức quốc tế và diễn đàn đa phương, nhất là tại Liên Hợp Quốc.

} else {
(Chinhphu.vn) - Trưa ngày 25/5, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang đã dự và phát biểu tại Hội nghị Tương lai châu Á lần thứ 28 tại Tokyo, Nhật Bản. Cổng TTĐT Chính phủ trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu của Phó Thủ tướng.

- Thưa Ngài Tsuyoshi Hasebe, Tổng giám đốc Tập đoàn Nikkei,

- Thưa các Nhà Lãnh đạo,      

- Thưa Quý vị,

Tôi rất vinh dự thay mặt Chính phủ Việt Nam phát biểu tại Hội nghị Tương lai châu Á lần thứ 28.

Trước hết, tôi xin chúc mừng Nhật Bản vừa tổ chức thành công Hội nghị Thượng đỉnh G7 mở rộng tại Hiroshima với nhiều kết quả quan trọng. Việc tổ chức Hội nghị Tương lai Châu Á năm nay tiếp tục khẳng định vai trò, vị thế khu vực và quốc tế ngày càng cao của Nhật Bản.

Trong bối cảnh thế giới và Châu Á tiếp tục phải đối mặt với những thách thức nan giải từ hệ lụy kéo dài của đại dịch Covid-19, quá trình phục hồi kinh tế toàn cầu chậm hơn kỳ vọng và tình hình xung đột, bất ổn địa chính trị phức tạp, thì chủ đề "Nâng tầm sức mạnh châu Á trong giải quyết các thách thức toàn cầu" không chỉ rất phù hợp mà còn là mệnh lệnh của hành động, là trách nhiệm to lớn đặt lên vai các nước Châu Á vì hòa bình, ổn định và thịnh vượng ở khu vực và trên thế giới.

Thưa Quý vị,

Chúng ta đang chứng kiến sự chuyển đổi sâu sắc với nhiều thay đổi mang tính bước ngoặt, cơ hội và thách thức đan xen, trong tình hình thế giới và khu vực. Và chúng ta cũng thấy rằng, Châu Á không thể đứng ngoài những biến chuyển của thời cuộc.

Chúng ta thấy những cơ hội lớn bắt nguồn từ cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, tiến trình chuyển đổi mô hình tăng trưởng, tái cơ cấu chuỗi cung ứng khu vực và toàn cầu diễn ra mạnh mẽ, gắn với chuyển đổi số, chuyển đổi xanh. Quá trình xây dựng các khuôn khổ, cơ chế hợp tác gắn với các tiêu chuẩn, phương thức sản xuất mới đang được thúc đẩy. Phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế số trở thành ưu tiên hàng đầu của các quốc gia.

Tuy nhiên, thách thức mà chúng ta phải đối mặt là rất lớn, khó khăn nổi lên nhiều hơn. Kinh tế toàn cầu đối mặt với "thập kỷ mất mát" do tác động của dịch bệnh, bất ổn kinh tế - tài chính và các yếu tố địa chính trị phức tạp, khó lường, tiềm ẩn nguy cơ gây bất ổn cho môi trường an ninh và phát triển toàn cầu cũng như khu vực. Nhiều nước đang phát triển có nguy cơ "lỡ nhịp" trong lộ trình thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững. Hòa bình, hợp tác là khát vọng, mục tiêu chung của nhân loại, song đang chịu tác động nghiêm trọng của cạnh tranh chiến lược, phân tách và xung đột. Các thách thức an ninh phi truyền thống gia tăng, đòi hỏi nguồn lực to lớn hơn và sự phối hợp hành động thực chất, hiệu quả hơn.

Trong bối cảnh đó, Châu Á có trách nhiệm và cần phải đóng góp quan trọng vào tiến trình khai thác hiệu quả các cơ hội, đồng thời tìm kiếm giải pháp để hóa giải những khó khăn, thách thức to lớn của thời đại.

Thưa Quý vị,

Từ lịch sử và thực tiễn hiện tại cho thấy, Châu Á hoàn toàn có khả năng gánh vác những trọng trách toàn cầu. Trong nhiều thập kỷ, nhờ những nỗ lực to lớn của các quốc gia trong khu vực, Châu Á đã vững vàng chèo lái con thuyền phát triển vượt qua không ít gian nan, sóng gió, từ khủng hoảng kinh tế, thảm họa thiên nhiên, đến các bất ổn địa chính trị. Chúng ta có thể khẳng định rằng, Châu Á hội tụ đầy đủ tiềm năng, thế mạnh và có trách nhiệm phải nâng tầm đóng góp vào việc giải quyết các thách thức của nhân loại, trở thành hình mẫu cho hoà bình, hợp tác và phát triển. Điều này thể hiện nổi bật qua một số điểm nổi bật sau:

- Châu Á là lục địa duy nhất không xảy ra xung đột quân sự trong nhiều thập kỷ nhờ những nỗ lực tăng cường đối thoại, hợp tác và xây dựng lòng tin chiến lược.  

- Châu Á là động lực then chốt thúc đẩy tăng trưởng và liên kết kinh tế toàn cầu trong nhiều thập kỷ qua. Châu Á là "trụ đỡ" của kinh tế toàn cầu trong khủng hoảng tài chính 2008 – 2009 và khủng hoảng Covid vừa qua. Trung Quốc, Ấn Độ, ASEAN là những điểm sáng tăng trưởng trong bối cảnh kinh tế toàn cầu giảm tốc. Bất chấp bức tranh còn ảm đạm của kinh tế thế giới, Châu Á được dự báo đóng góp 70% tăng trưởng toàn cầu năm 2030[1], trong đó ASEAN trở thành nền kinh tế lớn thứ tư thế giới với sức mua gần 4 nghìn tỷ USD. Châu Á cũng tiên phong hình thành các liên kết kinh tế khu vực, liên khu vực, như các hiệp định CPTPP, RCEP, FTA ASEAN với các đối tác…

- Châu Á cũng là khu vực đi đầu về đổi mới sáng tạo, tận dụng các xu hướng mới, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh. Hàn Quốc, Singapore, Nhật Bản nằm trong danh sách những nước dẫn dầu về Chỉ số Đổi mới sáng tạo Toàn cầu. Các nước ASEAN cũng tiến mạnh trong đổi mới sáng tạo, thu hút đầu tư và phát triển các ngành công nghệ cao.

Thưa Quý vị,

Mặc dù có thế mạnh và tiềm năng rất lớn, song châu Á còn rất nhiều việc phải làm để tiếp tục khẳng định chỗ đứng vững chắc và vai trò quan trọng trong cục diện thế giới đang đổi thay nhanh chóng. Các quốc gia trong châu lục cần nỗ lực vì lợi ích chung về hòa bình, ổn định và phát triển bền vững; tăng cường đoàn kết, hợp tác để nâng tầm sức mạnh của chính mình, qua đó góp phần nâng tầm sức mạnh của Châu Á, chung tay xây dựng khu vực Châu Á hòa bình, phồn vinh.

Với sự đoàn kết của các quốc gia trong khu vực vì lợi ích chung, chúng ta sẽ cùng nhau củng cố một cách vững chắc hơn những nền tảng góp phần tạo nên và nâng tầm sức mạnh Châu Á trong giải quyết các thách thức toàn cầu. Theo đó, tôi xin chia sẻ một số điểm sau:

Thứ nhất, các quốc gia châu Á cần cùng nhau chia sẻ và hiện thực hóa tầm nhìn về xây dựng hệ thống quốc tế dựa trên luật lệ, lấy Hiến chương Liên hợp quốc làm trung tâm. Càng khó khăn, chúng ta càng cần phải đoàn kết và dựa trên những chuẩn mực chung, kiên trì thúc đẩy hợp tác đa phương. Các nước Châu Á, đặc biệt là những nước lớn trong khu vực, cần vượt lên những khác biệt, tìm kiếm những mẫu số chung hợp tác, đóng góp cho hòa bình, ổn định của khu vực và trên thế giới. Vai trò, vị thế đang lên của Châu Á còn gắn liền với tiếng nói và trách nhiệm tham gia cải tổ, nâng cao hiệu quả các thể chế quản trị toàn cầu như WTO, IMF, WB… Chúng tôi đề nghị các nước Châu Á tăng cường trao đổi, phối hợp lập trường trong các vấn đề quản trị toàn cầu, ủng hộ đại diện của khu vực ứng cử vào các cơ quan, tổ chức phát triển quốc tế.

Thứ hai, Châu Á cần thúc đẩy một cách mạnh mẽ, quyết liệt hơn những nỗ lực và hành động chung trong giải quyết các thách thức toàn cầu. Bên cạnh việc phấn đấu hoàn thành các mục tiêu phát triển bền vững (SDGs), chúng ta cần tìm câu trả lời cho các thách thức toàn cầu mới, phi truyền thống như an ninh năng lượng, an ninh mạng, an ninh con người, an ninh y tế, v.v… Theo báo cáo của Liên hợp quốc, Châu Á- Thái Bình Dương có khả năng chỉ đạt 17 mục tiêu SDGs vào năm 2065, chậm hơn 30 năm so với lộ trình. Tôi đề xuất các nước Châu Á đẩy mạnh hơn nữa hợp tác trong triển khai lộ trình thực hiện SDGs, ủng hộ cách tiếp cận toàn cầu trong giải quyết các thách thức phát triển, khuyến khích sự tham gia sâu rộng hơn của doanh nghiệp trong các chương trình, dự án phát triển, tạo thuận lợi về thể chế, đẩy mạnh mô hình đối tác công-tư.  

Thứ ba, các nước trong khu vực cần hợp tác chặt chẽ và hiệu quả hơn nữa để cùng phát triển nhanh, bao trùm và bền vững; phát huy tốt những động lực tăng trưởng mới như chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, đổi mới sáng tạo. Châu Á cần tiếp tục thúc đẩy tự do hóa thương mại, đầu tư; giảm thiểu các biện pháp bảo hộ và phân biệt đối xử về thương mại, đầu tư và phân tách kinh tế; tăng cường trao đổi kinh nghiệm và biện pháp thích ứng với các tiêu chí quản trị mới như thuế tối thiểu toàn cầu, thuế các-bon, các tiêu chuẩn môi trường… Các nước phát triển hơn trong khu vực cần hỗ trợ các nước đang phát triển để nâng cao năng lực về thể chế, hạ tầng, nhân lực, chia sẻ công nghệ, mô hình quản trị, hợp tác phát triển các chuỗi cung ứng tự cường và bền vững…; phát triển kinh tế trên nền tảng lấy con người làm trung tâm, lấy những giá trị văn hóa tốt đẹp làm nền tảng, coi giải quyết khó khăn, thách thức là động lực để hợp tác cùng vươn lên mạnh mẽ hơn.

Thứ tư, việc nâng tầm sức mạnh Châu Á trong giải quyết các thách thức toàn cầu sẽ bền vững hơn khi các nước khu vực đẩy mạnh hơn nữa giao lưu nhân dân, kết nối thế hệ trẻ, thúc đẩy hợp tác trong các lĩnh vực văn hóa, giáo dục, du lịch..., hướng tới gắn kết và chia sẻ các giá trị chung, không chỉ cho hôm nay mà cả mai sau. Chúng ta có câu chuyện thành công điển hình là Chương trình Tàu thanh niên Đông Nam Á-Nhật Bản đã qua 50 năm hoạt động, góp phần tăng cường hiểu biết, học hỏi lẫn nhau giữa thế hệ trẻ, củng cố tình hữu nghị, đoàn kết và hợp tác nhiều mặt giữa các nước trong khu vực.

Thứ năm, trong giải quyết các thách thức toàn cầu, cần bảo đảm việc kiến tạo và củng cố môi trường hòa bình, ổn định là điều kiện tiên quyết cho phát triển ở châu Á và trên thế giới. Cần xác định đoàn kết, hợp tác, trách nhiệm, xây dựng lòng tin chiến lược, tôn trọng Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế, giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hoà bình là mẫu số chung gắn kết các quốc gia cùng vượt qua khó khăn, thách thức, khủng hoảng.

Theo đó, chúng tôi kêu gọi cộng đồng quốc tế và các đối tác tiếp tục ủng hộ nỗ lực của ASEAN về xây dựng khu vực Đông Nam Á hoà bình, ổn định, hợp tác và tự cường. Các bên liên quan cần thực hiện nghiêm túc Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và tiến tới đạt được Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) thực chất, hiệu quả, phù hợp với luật pháp quốc tế, nhất là Công ước Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 (UNCLOS 1982). Trong khi tìm kiếm giải pháp cơ bản, lâu dài đối với vấn đề Biển Đông, đề nghị các bên kiềm chế, không có các hành động làm phức tạp tình hình, vi phạm chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của các nước liên quan đã được UNCLOS 1982 xác lập.

Từ những nội dung trên, chúng tôi tin tưởng rằng, nếu các quốc gia chân thành hợp tác với tinh thần bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau, cùng có lợi, cùng thắng thì chắc chắn từng quốc gia sẽ mạnh lên, cả Châu Á sẽ mạnh lên, bất đồng sẽ thu hẹp, thịnh vượng sẽ gia tăng, vai trò và đóng góp của châu Á trong giải quyết các thách thức toàn cầu sẽ ngày càng quan trọng. Đây cũng là cơ sở để xây dựng một tương lai ngày càng tươi đẹp hơn cho Châu Á.

Thưa Quý vị,

Trong mọi nỗ lực nâng tầm sức mạnh của châu Á, Nhật Bản luôn đóng vai trò hết sức quan trọng.

Với tầm nhìn "phía Nam toàn cầu", Nhật Bản thể hiện vai trò dẫn dắt, đi đầu thúc đẩy các sáng kiến và là mắt xích then chốt trong cấu trúc liên kết kinh tế, các chuỗi giá trị khu vực và toàn cầu. Nhật Bản cũng là quốc gia tiên phong thúc đẩy chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, khôi phục và bảo đảm an ninh chuỗi cung ứng, tăng cường hợp tác thương mại-đầu tư và ứng phó với các thách thức phát triển.

Chúng tôi ủng hộ sáng kiến Cộng đồng phát thải bằng 0 Châu Á (AZEC) của Nhật Bản; ủng hộ cách tiếp cận của Nhật Bản về chuyển đổi năng lượng, bảo đảm cân bằng giữa giảm phát thải và an ninh năng lượng, tính tới trình độ khác biệt giữa các nước và bảo đảm tính công bằng, hợp lý, trên cơ sở thực tiễn và phù hợp với thực tiễn.

Tôi tin tưởng rằng với tầm nhìn, sự lãnh đạo sáng suốt của Thủ tướng Ki-si-đa Fư-mi-ô, Nhật Bản sẽ phát huy vai trò ngày càng lớn hơn ở khu vực và thế giới. Việt Nam ủng hộ và sẵn sàng phối hợp với Nhật Bản triển khai các sáng kiến, khuôn khổ hợp tác trên cơ sở bảo đảm hài hoà lợi ích của các bên, nhất là các các sáng kiến về bảo đảm ninh lương thực, giảm phát thải, phát triển hạ tầng chiến lược, v.v...

Thưa Quý vị,

Là thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế, Việt Nam cam kết đóng góp hết sức mình vì hòa bình, hợp tác, ổn định và phát triển thịnh vượng ở châu Á và trên thế giới.

Vượt lên những khó khăn, thách thức, với sự chung sức, đồng lòng của mọi người dân, doanh nghiệp, sự ủng hộ và hợp tác của bạn bè quốc tế, kinh tế Việt Nam đã phục hồi tích cực, được cộng đồng quốc tế đánh giá cao. (Việt Nam là một trong những quốc gia có tốc độ tăng trưởng GDP cao, năm 2022 đạt 8,02%. Quy mô GDP vượt 400 tỷ USD, đứng thứ 4 trong ASEAN. Tổng giá trị xuất nhập khẩu hàng hóa vượt 730 tỷ USD, nằm trong nhóm 30 nước, vùng lãnh thổ có giá trị xuất khẩu hàng hóa lớn nhất toàn cầu. Năm 2020, Việt Nam lần đầu tiên lọt top 20 nước thu hút nhiều vốn đầu tư FDI nhất thế giới.)

Quan điểm của chúng tôi về phát triển cho giai đoạn tới là: Thứ nhất, phát triển bao trùm, nhanh và bền vững dựa chủ yếu vào khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo; Thứ hai, phát huy tối đa giá trị con người, lấy con người là trung tâm; Thứ ba, kiên trì xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa, gắn với chủ động, tích cực hội nhập quốc tế sâu rộng, thực chất và hiệu quả. Việt Nam kiên trì thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa, là bạn tốt, là đối tác tin cậy và là thành viên tích cực, có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế.

Việt Nam ưu tiên thực hiện 3 đột phá chiến lược về hoàn thiện thể chế, phát triển nguồn nhân lực và đẩy mạnh xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ; đẩy mạnh tái cơ cấu nền kinh tế và công nghiệp hóa, hiện đại hóa dựa trên nền tảng khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo, ưu tiên các động lực tăng trưởng bền vững như kinh tế số, chuyển đổi số, tăng trưởng xanh, kinh tế tuần hoàn. Việt Nam sẽ thực hiện có trách nhiệm các cam kết về chống biến đổi khí hậu tại COP26, hướng tới mục tiêu phát thải bằng 0 vào năm 2050.

Việt Nam rất coi trọng quan hệ với các đối tác, trong đó có quan hệ đối tác chiến lược sâu rộng Việt Nam – Nhật Bản. Chúng tôi tin tưởng rằng, Việt Nam và Nhật Bản sẽ trở thành hình mẫu của quan hệ đối tác vì phát triển trên cơ sở triển khai hiệu quả các khuôn khổ, dự án hợp tác đầu tư-thương mại, khoa học công nghệ, lao động, đào tạo nguồn nhân lực, ứng phó biến đổi khí hậu, tăng trưởng xanh, ODA thế hệ mới, cơ sở hạ tầng chiến lược, bảo đảm an ninh lương thực và chuyển đổi năng lượng.

Cộng đồng doanh nghiệp Nhật Bản là động lực quan trọng thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lược sâu rộng giữa hai nước trong thời gian qua. Tôi mong muốn các doanh nghiệp Nhật Bản tiếp tục đóng góp để đưa quan hệ kinh tế - thương mại, đầu tư song phương ngày càng đi vào chiều sâu, hiệu quả và bền vững hơn. Việt Nam chủ trương thu hút, hợp tác đầu tư có chọn lọc, ưu tiên đầu tư chất lượng cao của Nhật Bản và các nước, tập trung vào các lĩnh vực công nghệ cao, đổi mới sáng tạo và nghiên cứu phát triển. Chính phủ Việt Nam cam kết tiếp tục thực hiện các giải pháp quyết liệt, toàn diện để làm cho môi trường đầu tư-kinh doanh ngày càng an toàn, minh bạch, có tính cạnh tranh cao; tạo điều kiện thuận lợi và đồng hành với các nhà đầu tư Nhật Bản cũng như các nhà đầu tư quốc tế với tinh thần cùng phát triển, bảo đảm "lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ".

Thưa các Quý vị,

Là quốc gia chịu nhiều hy sinh, mất mát để có được độc lập, tự do, hoà bình và phát triển như ngày nay, chúng tôi rất thấm thía bài học của đoàn kết và hợp tác. Việt Nam chúng tôi có câu "Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao"; người Nhật Bản quan niệm "Đoàn kết là sức mạnh, chia rẽ sẽ làm yếu mình" (Unity is strength, division is weakness)[2]. Với tinh thần đoàn kết, hợp tác, củng cố lòng tin chiến lược, với quyết tâm và trách nhiệm của các quốc gia trong khu vực, chúng ta hoàn toàn tin tưởng có thể cùng nhau nâng tầm sức mạnh của Châu Á vì một tương lai tốt đẹp cho khu vực và cho toàn nhân loại.

Xin trân trọng cảm ơn Quý vị./.


[1] 8 trong 20 nền kinh tế lớn nhất thế giới vào năm 2036

[2] 一つ一つは無力でも、まとまると強い(ひとつひとつはむりょくでも、まとまるとつよい)

if (ViewBag.MagazineZip != "2") { } }